Nghiện Dopamine: Video ngắn giống như viên "chất độc" bọc đường, đang ăn mòn trí não trẻ

PHAN HẰNG,
Chia sẻ

Video ngắn ngày càng khiến trẻ em bị nghiện không dứt ra được, từ đó ảnh hưởng tới trí não và khả năng học tập của trẻ.

Cuối tuần, anh Trần (Trung Quốc) tới nhà bạn thân chơi. Vừa bước vào cửa, anh đã thấy cậu con trai 8 tuổi của bạn mình đang chăm chú xem điện thoại. Trong lúc ăn cơm, cậu bé cũng dán mắt vào những đoạn video ngắn trên điện thoại, thỉnh thoảng lại bật cười.

Anh Trần không nhịn được mà dùng cùi chỏ chọc vào người bạn, ngụ ý rằng sao không quan tâm tới việc này. Bạn thân anh nói: "Thằng bé học cả tuần rồi, để nó chơi một lát đi, còn đỡ hơn là chơi game đúng không". Nhìn đứa trẻ mà anh Trần không khỏi lo lắng. 

Ngày nay không còn xa lạ với cảnh trẻ em vô tư xem điện thoại khắp nơi, từ nhà cho tới ra ngoài đường. Những đoạn video ngắn tựa như "chất độc" bọc đường tưởng chừng như vô hại nhưng thực chất lại âm thầm làm tổn thương trẻ.

Video ngắn - thứ phá hủy bộ não non nớt của trẻ thơ

Bạn có muốn biết điều gì xảy ra với bộ não của chúng ta khi xem những đoạn video ngắn không?

Một bài báo năm 2021 đăng trên trang Neuro Image, một tạp chí hàng đầu trong lĩnh vực khoa học thần kinh, đã tiến hành quét hình ảnh não khi xem một đoạn video ngắn. Họ yêu cầu 30 đối tượng bắt đầu xem video trong khi não được theo dõi.

Nghiện Dopamine: Video ngắn đang ăn mòn não trẻ  - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Những video ngắn này dựa trên sở thích của từng người như động vật, game, hài... được gọi là PV. Khi chúng ta gặp một PV được tùy chỉnh đặc biệt cho mình, một số phần nhất định của hệ thống phần thưởng trong não sẽ được kích hoạt.

Các tế bào thần kinh ở phần này sẽ giải phóng dopamine khiến chúng ta sẽ có được cảm giác hạnh phúc, vui vẻ.

Khi thuật toán tiếp tục gửi những đoạn video ngắn mà chúng ta thích xem, bộ não và cơ thể của trẻ sẽ tràn ngập cảm giác thoải mái, càng muốn xem nhiều hơn.

Một nhà thần kinh học nghiên cứu các video ngắn cho biết, với mục đích nghiên cứu, cô đã tải xuống TikTok, đăng ký làm người dùng mới và bắt đầu xem các video ngắn. Kết quả là một giờ sau, cô giật mình nhận ra sao thời gian trôi qua nhanh thế.

Nhiều trẻ xem video ngắn đã đến mức nghiện. Một số trẻ giấu điện thoại di động, trốn dưới chăn, dành cả đêm để lướt web. Một số lén lút mang điện thoại đến trường, trốn xem video trong giờ học.

Có trẻ suốt ngày xem video ngắn, mẹ không chịu nổi nên tịch thu điện thoại, sau đó mắng mỏ, đánh đòn để trẻ bỏ thói quen này. Thậm chí ngay cả Elon Musk cũng cấm con mình xem những đoạn video ngắn.

Những đoạn video ngắn đang vô tình bào mòn bộ não của trẻ em, khiến chúng bị mắc kẹt trong đó và không thể tự thoát ra được.

Video ngắn đẩy nhanh sự khác biệt giữa trẻ em

Có một người mẹ kể lại rằng, con trai mình từ nhỏ đã rất thông minh và có trí nhớ rất tốt. Cậu bé biết chữ từ năm 2 tuổi và tự đọc khi mới 4 tuổi. Cậu bé có trình độ đọc viết và khả năng đọc tốt như người lớn.

Nhưng trong kỳ nghỉ hè trước khi nhập học, cô đã cho con trai xem rất nhiều video ngắn, cậu bé không đụng vào bất kỳ trang sách nào trong suốt kỳ nghỉ.

Nghiện Dopamine: Video ngắn giống như viên "chất độc" bọc đường, đang ăn mòn trí não trẻ - Ảnh 2.

Sau khi bắt đầu đi học, cậu bé làm bài tập một cách vội vàng, viết nguệch ngoạc, không hiểu những câu rất đơn giản. Ban đầu người mẹ trách con trai không cẩn thận nhưng sau đó phát hiện ra khả năng đọc hiểu của con mình kém đi. 

Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy trẻ em từ 9-10 tuổi sử dụng điện thoại thông minh hơn bảy giờ mỗi ngày sẽ bị co rút não rõ rệt.

Bởi vì trong quá trình nghiện các video ngắn, chức năng của thùy trước trán chịu trách nhiệm tư duy chủ quan ở cấp độ cao sẽ bị suy giảm nghiêm trọng.

Điều này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ như giảm khả năng tập trung, suy giảm nhận thức, ảnh hưởng tới khả năng học tập như đọc viết.

Khi xem những đoạn video ngắn, não sẽ liên tục tiết ra dopamine. Một khi trẻ đã quen với sự kích thích dopamine cao của các video ngắn, trẻ sẽ khó có thể tập trung vào việc học.

Những video ngắn đang âm thầm đẩy nhanh quá trình phân tầng của trẻ em và ngày càng nới rộng khoảng cách giữa chúng. Không chỉ vậy, những nội dung thô tục trong các đoạn video ngắn cũng sẽ bóp méo quan điểm của trẻ về cuộc sống, thế giới quan và các giá trị trong cuộc sống.

Cha mẹ giúp trẻ không bị ghiện xem video ngắn

Giúp trẻ phòng tránh việc bị nghiện điện thoại và xem video ngắn, cha mẹ có thể tham khảo những cách dưới đây:

- Thay thế những video ngắn bằng nội dung video chất lượng cao

Trước làn sóng của thời đại, việc ngăn chặn con khỏi video ngắn là điều rất khó. Nếu trẻ thực sự muốn xem video, cha mẹ có thể cho con xem một số phim hoạt hình có nội dung lành mạnh.

Trước hết, trẻ em thường xem những video ngắn. Do thuật toán dữ của mạng xã hội sẽ gợi ý những video phù hợp với sở thích của người dùng, trẻ rất dễ bị nghiện.

Tuy nhiên, hoạt hình truyền thống, phim tài liệu và các định dạng video khác có chủ đề cố định, cốt truyện hoàn chỉnh, trẻ sẽ học được nhiều thứ.

Nghiện Dopamine: Video ngắn giống như viên "chất độc" bọc đường, đang ăn mòn trí não trẻ - Ảnh 3.

- Giúp trẻ phát triển sở thích, sở thích đa dạng

Bạn có bao giờ nhận thấy rằng khi một đứa trẻ có niềm đam mê đặc biệt như chơi bóng đá, khiêu vũ hay vẽ tranh, chúng sẽ không bao giờ nghĩ đến việc chơi trên điện thoại di động hay xem những đoạn video ngắn chưa?

Nếu bạn muốn con mình tránh xa những đoạn video ngắn, hãy giúp chúng phát triển những sở thích.

Bạn có thể quan sát những sở thích của con mình và cung cấp cho chúng nhiều lựa chọn giải trí khác nhau khi chúng rảnh rỗi và buồn chán. Bạn có thể đưa con đi học bơi, đá bóng, leo núi... 

- Đưa con đi quan sát thế giới thực

Đối với quá nhiều trẻ em sống ở các thành phố từ nhỏ, những đoạn video ngắn thể hiện một thế giới hoàn toàn khác, đó là lý do khiến các em trở nên tò mò và dần trở nên nghiện.

Tốt hơn hết bạn nên đưa con bạn trở lại trải nghiệm giác quan thực sự và đưa trẻ đi khám phá thế giới thực bên ngoài.

Phụ huynh có thể đưa con đến các vùng nông thôn, nơi có nhiều núi rừng, thiên nhiên. Cả gia đình hãy tránh xa điện thoại di động và Internet. Khi thấy thế giới rộng lớn như thế nào, trẻ sẽ không còn giới hạn tầm nhìn của mình trên màn hình nhỏ nữa.

Chia sẻ